- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
-
Cập nhật lần cuối: 02-11-2017 10:32:16
-
Hỏi: "Làm con gái thật tuyệt" đâu không thấy, với em, cứ mỗi ngày đến tháng là một cơn ác mộng. Em đau bụng dai dẳng kèm theo đó còn là buồn nôn, chân tay lạnh, mặt tái nhợt, người lạnh đến mức không thể làm gì, phải xin nghỉ làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt.
Em đã "sống chung với lũ" từ khi có đến giờ. Tuy nhiên, điều làm em lo lắng là sắp tới em có lịch công tác 2 tuần đúng vào ngày đèn đỏ. Em sợ nếu cứ như thế thì sẽ rất ảnh hưởng đến chuyến công tác quan trọng này.
Mong bác sỹ cho em một lời khuyên, em phải làm gì để những cơn đau ấy thuyên giảm trong kỳ nguyệt san của mình?
Em rất cảm ơn! (Minh - 24 tuổi, Hà Nội)
Bạn Minh thân mến!
Đối với không ít chị em phụ nữ, ngày đèn đỏ là ngày đáng sợ bởi những cơn đau bụng ghê gớm, dai dẳng. Nói như thế, để bạn biết được rằng đau bụng khi hành kinh là vấn đề khá phổ biến nên bạn không nên quá lo lắng.
Nguyên nhân của chứng đau bụng kinh có thể là do:
Một số vấn đề liên quan đến tử cung: tử cung co thắt quá mức, tử cung co thắt không bình thường, khiến tử cung thiếu máu. Việc thiếu máu kéo theo sự co thắt của nhiều cơ khác, làm gây nên hiện tượng đau bụng kinh; cũng có thể do tử cung không bình thường (lùi phía sau hoặc ngả phía trước khiến cho máu khó lưu thông); cổ tử cung quá hẹp (khiến máu khó thoát ra ngoài)
Do một số bệnh phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu...
Hoặc có thể do môi trường ô nhiễm, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý...
Để chữa trị chứng đau bụng kinh, bạn có thể thực hiện theo các cách như sau:
1. Làm ấm vùng bụng dưới
Đây là cách bạn có thể làm dịu được cơn đau. Bạn có thể lựa chọn nhiều cách để làm ấm như: tắm nước nóng, dùng túi chườm hay miếng dán nhiệt, chai nước nóng... đặt vào vùng bụng dưới. Bạn cũng có thể giã gừng chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn giảm đau bụng nhanh chóng.
Lý do là vì hơi ấm sẽ làm cho tử cung co bóp dễ dàng, máu chảy trơn tru, giảm các cơn đau nhanh chóng hơn.
2. Nạp vitamin nhiều hơn
Vitamin như chất kẽm, canxi, vitaminB không những tốt cho sự vận hành của các hệ cơ quan trong cơ thể mà còn có tác dụng hiệu quả đối với việc giảm đau. Nó giúp giảm cảm giác đau và đầy bụng.
3. Sử dụng tinh dầu thơm
Hương liệu là liệu pháp trị liệu đã sớm được sử dụng với vai trò thư giãn, làm dịu cơ thể. Hãy chuẩn bị một bồn nước nóng với nến sáp, những cánh hoa, và tinh dầu thơm rồi thả mình mà tận hưởng sự thoải mái mà liệu pháp tinh dầu thơm mang lại.
4. Matxa
Matxa nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Hãy xoa bóp thật nhẹ nhàng vùng bụng. Điều này khiến cơ thể được thư giãn và khiến máu chảy đều hơn. Hãy đặt tay lên vùng bụng dưới, ấn nhẹ, rồi xoa đều theo cử động hình tròn.
5. Dùng nước ép từ dứa
Bromelain rất phong phú từ dứa sẽ giảm cơn co thắt cơ trơn nên sẽ giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Hoặc bạn có thể thay dứa bằng nước ép cà rốt. Loại củ này cũng cho hiệu quả làm thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút.
6. Tập yoga
Yoga đóng vai trò hiệu quả với việc chữa đau bụng kinh và ngăn ngừa chuột rút trong kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể quỳ xuống, uống cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Trạng thái này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái.
7. Dùng thuốc: Bạn có thể dùng những loại thuốc giảm đau thông thường không có steroid để giúp hạn chế tình trạng mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng hiệu quả. Nhưng để lâu dài hơn, bạn nên tìm đến các loại thuốc đông y như Cao Ích Mẫu hay Hoàn Điều Kinh Bổ Huyết.
Tuy nhiên việc uống thuốc gì? liều lượng ra sao, thì bạn phải được sự chỉ dẫn của các chuyên khoa y tế chứ không thể tùy tiện. Tuyệt đối không được sử dụng một loại thuốc nào nếu không có sự hướng dẫn của bác sỹ.
8. Chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật
Với phương pháp này, bạn phải suy xét kỹ vì nó ảnh hưởng cao đến sức khỏe sinh sản. Bác sỹ sẽ thăm khám, soi cổ tử cung, hoặc nong, nạo tử cung lấy máu xét nghiệm sau đó tiến hành loại bỏ một số loại polyp tử cung gây hiện tượng kinh nguyệt nhiều và đau bụng.
Cách nữa là bác sỹ có thể cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị dứt điểm việc đau bụng kinh. Đây là một hình thức triệt sản ở phụ nữ, khi cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ không còn kinh nguyệt và không còn khả năng sinh con.
Bạn hãy suy xét và tìm hiểu kỹ vì khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cao của phương pháp này. Đặc biệt cần chú ý là nên ăn uống đủ chất và không vận động mạnh ngày đèn đỏ. Lúc rảnh rỗi, bạn có thể đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe để tinh thần thoải mái. Tâm hồn thư thái sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau. Uống thật nhiều nước ấm mỗi ngày. Hạn chế những chất kích thích như coca, trà, cafe vì chất cafein có thể gây bồn chồn, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Để kịp thời có một chuyến công tác thành công mà không bị những cơn đau bụng trong ngày đèn đỏ phá hoại, bạn hãy đến Phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh tại địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được các bác sỹ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.
Nếu còn băn khoăn về vấn đề này cần được tư vấn, hãy gọi điện theo đường dây nóng 0386977199 hoặc chat yahoo để được các chuyên gia Phụ khoa tư vấn miễn phí.
Chúc bạn sớm khỏi được chứng đau bụng kinh và có một chuyến công tác thành công!
Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, mọi chi tiết, vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo số máy: 0386977199, hoặc bấm vào đây để nhận được tư vấn.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Chào bác sĩ, cháu năm nay 19 tuổi. Cháu đã hành kinh được 3 năm. Nhưng không hiểu sao kinh nguyệt của cháu vẫn không đều. Có lúc 3 tháng cháu mới hành kinh 1 lần. Số ngày hành kinh cũng không ổn...Xem chi tiết
-
Những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ
Chậm kinh nguyệt là một vấn đề mà hầu hết phụ nữ đều gặp. Đó là hiện tượng đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng phái đẹp lại không có kinh. Tuy nhiên, nếu sự cố này cứ xảy ra thường xuyên,...Xem chi tiết
-
Trước khi có kinh nguyệt thường có dấu hiệu gì?
Theo các bác sĩ Phòng khám Hưng Thịnh, phụ nữ hoàn toàn có thể nhận biết được các dấu hiệu trước khi đến kì kinh nguyệt, mục đích là để phòng tránh những sự cố bất ngờ có thể xảy...Xem chi tiết
-
Bệnh kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở nữ giới. Tình trạng hoạt động của kinh nguyệt luôn là yếu tố liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, khi bị Kinh...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và điều trị
Chu kì kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều … đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì...Xem chi tiết
-
Không có kinh nguyệt ở nữ giới
Không có kinh nguyệt ở nữ giới hay còn được gọi là vô kinh, có hai loại chính là vô kinh nguyên phát và nguyên nhân thứ phát, khi phụ nữ gặp tình trạng này sẽ không thể thụ thai được. Vô...Xem chi tiết