Những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ

Lượt xem: 4392

Chậm kinh nguyệt là một vấn đề mà hầu hết phụ nữ đều gặp. Đó là hiện tượng đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng phái đẹp lại không có kinh. Tuy nhiên, nếu sự cố này cứ xảy ra thường xuyên, khi đó, nó không còn là một hiện tượng bình thường nữa. Là phái đẹp, bạn đã bao giờ tìm hiểu lý do tại sao ngày đèn đỏ của mình lại thường xuyên "trễ hẹn"?

nguyen-nhan-gay-cham-kinh-o-nu-gioi

Căng thẳng: Đây là một yếu tố gây ra sự chậm kinh của bạn. Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ không phải chỉ "đảm việc nhà" mà còn "giỏi việc nước", làm các công việc xã hội khác. Cuộc sống bận rộn khiến phụ nữ dễ có những căng thẳng, stress tuy nhiên bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình. Tinh thần căng thẳng có thể gây ra trì hoãn kinh nguyệt. Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh.

khong co kinh nguyetNgoài việc chậm kinh ra thì còn có một hiện tượng nữa cũng khá là hay gặp và nguy hiểm đối với chị em phụ nữ đó là Không có kinh nguyệt. Để tìm hiểu hơn về hiện tượng này các bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé.

Mang thai: Nếu chậm kinh nguyệt, điều đầu tiên mà phái đẹp hay nghĩ tới, đó là có thai. Lúc mang thai cũng là lúc phái đẹp ngưng chu kỳ kinh nguyệt trong một thời gian. Tất nhiên, lúc này siêu âm sẽ cho bạn kết quả cuối cùng chính xác nhất.

Rối loạn kinh nguyệt: Nếu chu kỳ của bạn thất thường khi ít khi nhiều, có màu khác thường thì điều đó chứng tỏ bạn đang mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt chính là một thủ phạm gây chậm kinh ở bạn.

Mất cân bằng hormone: Có thể hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Bất kỳ tình trạng mất cân bằng nào ở các hormone chi phối chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dẫn đến sự bất thường cho kỳ nguyệt san của bạn.

Chậm kinh do suy dinh dưỡng, quá gầy: Có thể bạn chưa biết nhưng nếu cơ thể bạn quá gầy thì sẽ dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Đó là nguyên nhân gây chậm kinh.
Thời kỳ tiền mãn kinh: Đây là khoảng thời gian mà bạn chuyển từ giai đoạn sinh sản sang độ tuổi không sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt của bạn có thể nhiều hơn, ít hơn thậm chí vắng kinh. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc tránh thai như là một biện pháp hữu hiệu thì việc chậm kinh nguyệt là một điều tất nhiên sẽ xảy ra. Là bởi thuốc tránh thai có thành phần domperidone gây ra nhu động dạ dày. Thành phần này dễ dàng thông qua máu não nên ức chế thụ thể dopamine Trung ương. Khi thụ thể dopamine trung ương bị ức chế, thì các corticosteroid bị giảm, làm rụng trứng chậm trễ, nên gây chậm kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Vận động thể thao nhiều: Với những người phụ nữ là vận động viên thể thao thì hiện tượng chậm kinh có thể sẽ là "chuyện thường ngày ở huyện" đối với họ. Thường xuyên vận động sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể rất ít. Lượng mỡ ít là một nguyên nhân khiến cho cơ thể dừng tiết một số loại hormone dẫn tới bị mất kinh.

roi loan kinh nguyetCó rất nhiều nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ bị chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt chính vì vậy bạn phải tự mình bảo vệ sức khỏe và thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày.

Tuyến giáp hoạt động kém: Tuyến giáp trục trặc gây nên sự tăng hoặc giảm bài tiết prolactin. Sự thay đổi về nồng độ hormone tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây ra những kỳ kinh với lượng máu kinh bất thường. Mất cân bằng tuyến giáp có thể dẫn đến trễ kinh.

Như bạn đã thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến kỳ nguyệt san của bạn không đều. Và không phải bao giờ bạn cũng tìm được một nguyên nhân chính xác. Vậy nên, việc tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị rất quan trọng. Bạn nên đến một cơ sở y tế tin cậy Khám phụ khoa để biết được chính xác tình trạng bệnh của mình.

Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, mọi chi tiết, vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo số máy: 0386977199, hoặc bấm vào đây để nhận được tư vấn.

Đánh giá: 
Những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ
Điểm trung bình:  8.6 /  10 (  105 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?